Bạn đã bao giờ tìm hiểu về cách xây lòng máng. Giúp chống thấm khe tiếp giáp giữa 2 nhà đơn giản mà hiệu quả chưa? Cách thi công và những gì cần chuẩn bị sẽ được chúng tôi giới thiệu cho bạn ngay sau đây. Đảm bảo bạn sẽ bất ngờ.
Cách xây lòng máng khi làm chống thấm khe tiếp giáp giữa 2 nhà là gì?
Đây là cách xây dựng tạo đường thoát dạng 1/2 ống hoặc 1/4 ống tròn. Với độ nghiêng tùy thuộc vào thực tế của khe tiếp giáp giữa hai nhà.
+ Thông thường. Nếu khe tiếp giáp giữa hai nhà khá lớn. Nhưng lại không quá 10cm ( bề rộng của viên gạch xây) và tường 2 nhà bằng nhau. Thợ xây dựng sẽ không trát tường bên ngoài cho nhà bạn được. Mà cũng không xây dựng thêm vật liệu nào vào đó cả.
Nên về sau. Bạn buộc phải làm chống thấm khe tiếp giáp giữa 2 nhà.
Trường hợp này. Dù làm chống thấm bằng cách nào thì bạn cũng nên yêu cầu thi công tạo lòng máng 1/2 ống tròn cho mình. Bằng cách quay ngang gạch tại điểm cuối tiếp giáp. Rồi sử dụng vữa và gạch vụn để tạo vách máng. Trát bề mặt rồi làm chống thấm.
+ Còn khe tiếp giáp của hai nhà hẹp. Hoặc tường của hai nhà không bằng nhau. Thợ thi công sẽ tạo lòng máng 1/4 ống tròn. ( Tạo độ dốc về hẳn một bên trong hai nhà.).
Cách thi công này có thể sử dụng vữa và gạch vụn. Hoặc có thể sử dụng các vật liệu khác nữa như: Tôn, màng chống thấm, tấm nhựa…
Đặc điểm của cách tạo lòng máng.
Dù bạn có sử dụng vật liệu gì hay loại lòng máng nào. Nó cũng cần đảm bảo mục đích tạo ra nó là thoát nước nhanh. Do vậy, lòng máng phải đảm bảo độ dốc đều.
Với lòng máng 1/4 thì sẽ dễ hơn. Vì nó nghiêng hẳn sang một bên nhà. Còn với loại máng 1/2. Chắc chắn bạn cần đánh độ dốc tốt và làm mặt phẳng đều. Để dẫn nước từ trên cao xuống thấp. Hoặc hướng nó đi theo một hướng nhà nào đó.
Lúc này bạn sẽ phải dùng đến ống tuy ô thăng bằng để tính toán độ chênh lệch cần thiết. Áp dụng như thi công làm cống thoát hay sàn nhà vệ sinh vậy.
Trên bề mặt của lòng máng. Bạn cần tạo ra lớp chống thấm khe tiếp giáp hữu hiệu. Tại các điểm tiếp xúc với mép tường cũng cần thi công tốt nhất. Để tránh nước ngấm vào từ mép đó hoặc chính lòng máng.
Cho dù lựa chọn cách nào để thi công cũng cần đảm bảo được 3 vấn đề gồm:
- Độ dốc tốt cho việc thoát nước bề mặt nhanh.
- Lớp bề mặt lòng máng có khả năng ngăn ngấm nước tốt nhất.
- Hai bên tiếp xúc của lòng máng với tường không bị thấm dột gây ảnh hưởng vào trong.