Đối với những công trình xây dựng ở nước ngoài, hạng mục chống thấm là một công đoạn không thể tách rời trong thi công và hoàn thiện công trình. Nhưng tại Việt Nam, hầu hết các công trình xây dựng đều bỏ qua công đoạn chống thấm quan trọng này và chỉ thụ động sửa chữa sau khi công trình xảy ra sự cố thấm dột ... gây nhiều lãng phí, ảnh hưởng.
Đối với những công trình xây dựng ở nước ngoài, hạng mục chống thấm là một công đoạn không thể tách rời trong thi công và hoàn thiện công trình. Nhưng tại Việt Nam, hầu hết các công trình xây dựng đều bỏ qua công đoạn chống thấm quan trọng này và chỉ thụ động sửa chữa sau khi công trình xảy ra sự cố thấm dột ... gây nhiều lãng phí, ảnh hưởng đến sinh hoạt và SXKD.Tình trạng thấm dột hiện nay là một vấn nạn trong các công trình xây dựng ở Việt Nam. Nó không chỉ xảy ra với những công trình đã qua sử dụng lâu năm mà còn xảy ra với những công trình mới được hoàn thiện đưa vào sử dụng không lâu. Các hiện tượng thấm dột phổ biến là thấm trần, tường, khu vệ sinh, bể nước, bể bơi, khe tiếp giáp giữa hai căn nhà, các phần công trình ngầm, cầu, cống, các công trình công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi... Do đó biện pháp tối ưu là "phòng hơn chống" tức là phải chống thấm công trình trước khi hoàn thiện và đưa vào sử dụng.
Các phương pháp truyền thống như dùng ximăng, lưới thép, các vật liệu có tính cứng, không đàn hồi... đều tỏ ra không hiệu quả, không phù hợp với thời tiết, khí hậu của Việt Nam. Công tác xử lý thấm dột lại các vết nứt do sự co ngót giữa các vật liệu khác nhau trong các công trình xây dựng luôn là vấn đề hóc búa cho các kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng và các chuyên gia chống thấm. Hầu hết các phương pháp thi công và vật liệu chống thấm từ trước tới nay mới chỉ giải quyết được vấn đề thấm dột ở các công trình đã ổn định